“Một số biện pháp giúp học sinh phòng tránh bị xâm hại”

Thứ hai - 28/08/2023 12:48
“Một số biện pháp giúp học sinh phòng tránh bị xâm hại”
         TRƯỜNG TH THANH VĂN                                              
Bài tuyên truyền
“Một số biện pháp giúp học sinh phòng tránh bị xâm hại”
  Địa điểm: Trường Th Thanh Văn
 Thời gian: ........................................,...................................................................    Thành phần: ..........................................................................................................
         Xâm hại trẻ em diễn ra với nhiều hình thức, nhiều mức độ, xuất phát do nhiều nguyên nhân. Vì vậy để bảo vệ trẻ em không bị xâm hại là một trong những vấn đề cần thiết trong xã hội hiện nay .

Có thể nói trẻ em bị xâm hại hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang là mối lo ngại, trăn trở của nghành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Xâm hại trẻ em ở Việt Nam diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và sảy ra với các em học sinh  mọi độ tuổi. Xâm hại trẻ em diễn ra với nhiều hình thức, nhiều mức độ, xuất phát do nhiều nguyên nhân. Vì vậy để bảo vệ trẻ em không bị xâm hại là một trong những vấn đề cần thiết trong xã hội hiện nay . Nó không  phải là việc làm chỉ dành riêng cho những người làm công tác giáo dục hay của những người làm công tác xã hội mà đó là trách nhiệm của cả cộng đồng. Bản thân tôi là một người làm công tác trong nghành  giáo dục, hàng ngày được chứng kiến các em với những nét thơ ngây, hồn nhiên đến trường để được lĩnh hội chi thức trang bị hành trang để bước vào đời. Vậy mà các em phải gặp những trường hợp đau lòng như bị xâm hại làm tổn thương đến tâm sinh lí của các em. Rất có thể các em là những đứa trẻ hoàn toàn khác  như thụ động, đờ đẫn, lo sợ, tự kỉ. Đó là điều không ai trong chúng ta mong muốn vì vậy bài tuyên truyền ngày hôm nay tôi đưa ra “một số biện pháp giúp học sinh phòng tránh sự xâm hại” để góp phần tạo ra một thế hệ trẻ thực sự năng động, tự tin và giàu bản lĩnh ứng phó với bất cứ tình huống nào trong cuộc sống.
Cách tốt nhất để giúp trẻ tự bảo vệ mình là dạy cho trẻ những kỹ năng giúp phòng tránh nguy cơ bị xâm hại.
1. Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm
           Kỹ năng đầu tiên mà bạn nên dạy cho trẻ là kiến thức về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể. Nhiều trường hợp các em bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng của vấn đề do còn quá non nớt và thiếu hiểu biết. Cha mẹ cần dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các em và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích.
2. Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm
           Các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích. Vùng nhạy cảm là của riêng các em, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy cho trẻ cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu.
3. Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác
           Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì các bậc phụ huynh cũng nên dạy trẻ chú ý không nên chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu.
4. Tránh xa người lạ mặt
          Dạy cho trẻ cách tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà các em gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Đồng thời, cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi trẻ đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo.
5. Không cho người lạ mặt vào nhà
        Khi trẻ ở nhà một mình, cần dạy trẻ lưu ý an toàn và tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà. Cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ.
6. Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác
          Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, bạn nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn cầu cứu người xung quanh. Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng những biện pháp bạo lực hơn. Vì vậy chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn. Ngoài ra, bạn cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
7. Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào
        Cần dạy cho trẻ rằng các bé không cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết. Ngoài ra, khi các em  không thích tiếp xúc với bất kỳ người nào, các em cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa những người mà bé không thích hay có những hành vi đụng chạm.
         Vì vậy các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ những kỹ năng phòng tránh xâm hại ngay từ khi trẻ còn nhỏ để có thể hạn chế tối đa nguy cơ  trẻ bị lạm dụng. Tùy theo độ tuổi và sự hiểu biết của các em mà cha mẹ có thể dạy cho các em những kỹ năng dù đơn giản nhất nhưng vẫn có thể tạo được hiệu quả bất ngờ giúp các em tự bảo vệ mình.
                                                                        Thanh Văn, ngày   tháng    năm 202
     Xác nhận của BGH                                                     Nhân viên y tế


                                                                                     Nguyễn Thị Ánh Tuyết
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây